Cây cà chua thân gỗ có tên khoa học là Tamarillo, loại cây này có nguồn gốc từ Nam Phí và được trồng nhiều ở các nước như Ecuador, Argentina đến nam Mexico,… Giống cà chua thân gỗ này xuất hiện ở Việt Nam đầu tiên tại tỉnh Lâm Đồng, do giáo sư Phạm S (Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng) kết hợp cùng vườn ươm KEW – Hoàng Gia Anh trồng thử nghiệm.
Sau quá trình thử nghiệm, kết quả của nó rất khả quan nên mọi người đều quyết định là nhân giống nó để trồng trên đất nước Việt Nam với mục đích thương mại hóa. Mặc dù được trồng nhiều nhưng loại quả này đến hiện nay vẫn có giá khá đắt vì sản lượng cho quả mỗi cây rất ít. Do đó nên quả cà chua thân gỗ cũng không được sử dụng phổ biến như cà chua thường ở nước ta.
Thông tin cây cà chua thân gỗ
Quả cà chua thân gỗ có màu cam đó, thoạt nhìn thì khá giống với các loại cà chua cây leo thông thường. Tuy nhiên, vị của cà chua thân gỗ thì ngọt hơn, thơm hơn, đậm đà và nhiều thịt hơn so với cà chua thường rất nhiều. Cây cà chua thân gỗ ra hoa theo chùm giống như hoa cà và cũng ít bị sâu bệnh gây hại hơn các loại cây khác.
Không những thế, cà chua thân gỗ còn cho quả quanh năm với tuổi thọ lên đến 20 năm, thời gian kết trái chỉ từ 6-8 tháng sau khi trồng. Chính vì thế, trồng cây cà chua này sẽ cho lợi ích kinh tế rất lớn đối với nhiều nhà vườn. Mỗi năm, trung bình một cây sẽ cho khoảng 25-35 kg quả cà chua, quả ngọt sẽ có màu vàng còn quả đang chua sẽ có màu đỏ.
Khác với các dòng cà chua thường là dây leo thì cây cà chua thân gỗ này có thể cao đến 5m. Bên cạnh đó, hình dáng loại cà chua này cũng khá lạ – hình elip có chiều dài khoảng 5cm, khi ra trái thường mọc thành chùm, mỗi chùm từ 3-4 quả. Quả cà chua thân gỗ có thể dùng để ăn tươi ngay hoặc chế biến các món ăn như cà chua thường.
Tác dụng của cây cà chua thân gỗ
Đặc điểm quả cà chua thân gỗ
Việc trồng cây cà chua thân gỗ mang lợi ích kinh tế rất cao cho những người nông dân. Một kg quả cà chua hiện tại trên thị trường có giá khoảng 1 triệu đồng. Trong khi kỹ thuật trồng khá đơn giản và thời gian chăm sóc lại không mất nhiều công sức nên giá trị lợi nhuận thu về khá cao. Không những thế, nhiều vườn cũng có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nếu chất lượng quả của họ đạt tiêu chuẩn.
Ngoài lợi ích về kinh tế, quả cà chua này còn có giá trị dinh dưỡng khá cao. Trong quả có chứa nhiều hàm lượng vitamin C, E, vitamin A beta-carotene, các chất chống oxy hóa lycopene,… Theo thống kê cho thấy, trong 100g quả cà chua thân gỗ có thể cung cấp cho con người 31kcalo, còn cà chua thường thì chỉ cung cấp 18 kcalo.
Mặt khác, giống cà chua này khá dễ trồng, dễ chăm sóc và thích nghi tốt với các điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên. Sau khi thu hoạch, quả cà chua được bảo quản khá dễ dàng ở nhiệt độ 8 độ C, thời gian bảo quản lên đến 75 ngày, có thể chuyển đi xa để tiêu thụ mà không lo bị hư hại.
Kỹ thuật trồng cây cà chua thân gỗ
Trồng cây cà chua thân gỗ giống
Tiêu chuẩn chọn giống cà chua thân gỗ
Cũng giống như các loại cây khác, cây cà chua thân gỗ có thể được trồng bằng cách ghép hoặc gieo từ hạt giống. Cho dù là nhà vườn lựa chọn phương pháp trồng nào thì cũng cần phải có giống cây tốt để cho thành phẩm quả chất lượng.
Nếu ươm trực tiếp từ hạt giống thì hạt đó phải được lựa chọn từ những cây sai quả, phát triển mạnh, quả to tròn, đẹp mắt. Không nên chọn giống từ những loại cây còi cọc hay chậm phát triển. Hạt giống phải được rửa sạch sẽ để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác khi gieo.
Còn nếu lựa chọn trồng từ các cây con, cây ghép thì bạn nên tìm giống cây cao khoảng 20-25cm, có đầy đủ lá mầm, bộ rễ phát triển. Vì những cây như thế là biểu hiện của cây sinh trưởng khỏe mạnh, không bị sâu bệnh nên sau này thu hoạch sẽ cho quả chất lượng tốt nhất.
Thời vụ và phương thức trồng
Cây cà chua thân gỗ có thể được trồng quanh năm với khí hậu và điều kiện thời tiết như ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để trồng cây là vào đầu mùa xuân, khi này cả nhiệt độ và lượng mưa đều phù hợp. Đến cuối mùa hè cây ra hoa và mùa thu sẽ cho quả, lúc đó sẽ tiến hành thu hoạch.
Ở những nơi có sương giá và khí hậu lạnh như các vùng núi Tây Bắc thì tốt nhất nên trồng từ giữa tháng 11. Vì lúc này nhiệt độ đang bắt đầu ấm dần và thời gian lạnh nhất đã qua.
Phương thức trồng bằng cách giao hạt:
Nếu chọn giống là hạt thì bạn phải phơi khô hạt đã rửa sạch trong bóng râm rồi cho vào tủ lạnh khoảng 24 giờ, cách làm này được khuyến nghị vì hạt sẽ nhanh nảy mầm hơn. Hạt giống phải được ươm trong đật mịn đủ độ ẩm, nhiệt độ khoảng 24-29 độ C, lý tưởng là 25,5 độ C, đất nên có độ dày khoảng 30cm. Khi hạt đã nảy mầm và đạt chiều cao khoảng 5cm, bạn tiến hành đặt cây vào chậu ươm hoặc bầu ươm. Tiến hành chăm sóc cây cẩn thận cho đến khi cây cao khoảng 25cm thì tiến hành trồng vào vườn.
Phương thức trồng bằng cây ghép:
Với lựa chọn giống là các loại cây ghép, cây con thì khi đã chuẩn bị đủ đất trồng và giống, bạn sẽ thực hiện trồng cây. Khoảng cách tối thiểu giữa các cây là 2m vì khi lớn, cây cần có không gian rộng để phát triển các tán lá.
Khi đã hoàn thành việc trồng cây thì bạn tiến hành tưới nước và giữ ẩm cho cây để cây thích nghi với môi trường mới. Vì cành cây cà chua thân gỗ khá giòn nên không chịu được trời gió to nên bạn có thể trồng thêm các loại cây chắn gió để bảo vệ cây không bị đổ.
Đào hố và đất trồng cà chua thân gỗ
Đất trồng cà chua thân gỗ phải dồi dào dinh dưỡng thì cây mới phát triển và sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó, đất cũng cần có độ tơi xốp nhất định và thoát nước tốt để cây không bị úng.
Khi có ý định trồng cây cà chua thân gỗ thì bạn phải chuẩn bị hố trồng trước 1 tháng, kích thước hố lý tưởng là 40*40*40 (cm). Sau khi đã đào hố, bạn trộn hỗ hợp phân bón lót với đất theo tỷ lệ: 10 – 15kg phân chuồng; 0,3 – 0,5kg supe lân; thuốc chống nấm rễ Trichoderma. Độ pH lý tưởng của đất để cây phát triển tốt là 5,8 – 7,0.
Nguồn: https://nhavuonngoclam.com/
Comments